15 Địa điểm check in tại Hà Giang

Tuổi trẻ nhất định không được bỏ lỡ Hà Giang

Thanh Xuân nhất định phải đến cao nguyên đá một lần!

Những địa điểm check-in Hà Giang được yêu thích nhất. Đến Hà Giang, người ta phải tấm tắc khen ngợi vẻ đẹp vừa hoang dại, vừa nên thơ mà lại rất dịu dàng của vùng đất này. Hoang dại của trùng trùng điệp điệp rừng núi và những con đèo uốn lượn. Nên thơ ở những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín. Và dịu dàng nhất là khi Hà Giang khoác lên mình cả rừng hoa tam giác mạch sắc hồng nhè nhẹ.

Để chuẩn bị tốt hơn khi đến Hà Giang hãy xem thêm Kinh nghiệm du lịch Hà Giang. Đến Hà Giang, hãy note lại cho mình 15 điểm check-in dưới đây nhé.

  1. Mã Pì Lèng – địa điểm check-in “chất”
    Mã Pì Lèng – một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam

Mã Pì Lèng dịch ra tiếng địa phương nghĩa là “sống mũi của con ngựa” ý nói rằng con đèo này rất cao và dốc. Nằm trên con đường Hạnh Phúc – con đường của máu và hoa. Trước năm 1959 người dân Hà Giang qua Mã Pì Lèng phải đóng cọc treo dây để bò qua những khoanh đá tai mèo nhọn hoắt. Sau này con đường Hạnh Phúc được dựng lên bằng máu, mồ hôi và nước mắt của hơn 8 vạn người trong ròng rã 8 năm, riêng Mã Pì Lèng được công nhân miệt mài xây lên trong 11 tháng. Từ Mã Pì Lèng ta có thể nhìn thấy dòng sông Nho Quế màu xanh ngọc bích dưới thung lũng. Là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, bạn không thể bỏ qua Mã Pì Lèng khi đến với Hà Giang.

  1. Cột cờ Lũng Cú

Dưới chân cột cờ Lũng Cú – điểm cực Bắc nước Việt Nam

Lũng Cú là điểm đặt bút của nét vẽ trong bản đồ Việt Nam. Nếu chưa đặt chân đến cột cờ Lũng Cú thì coi như bạn chưa đến Hà Giang. Ở đây có lá cờ tổ quốc rộng 54m tượng chưng cho 54 dân tộc anh em. Đứng dưới lá cờ thôi đã đủ làm bạn cảm thấy dào dạt những xúc cảm và khiến tình yêu tổ quốc trỗi dậy.

  1. Thung lũng Sủng Là
    Là nơi thông mọc xanh nhất và hoa tam giác mạch nở rộ nhất. Hà Giang đẹp dịu dàng vào mùa hoa tam giác mạch, do đó đây là thời điểm bạn nên đi du lịch nơi địa đầu Tổ quốc này.

Cách đây hơn 100 năm người ta trồng thuốc phiện ở Sủng Là với diện tích lớn nhất huyện Đồng Văn. Giờ đây, thay bằng rừng thuốc phiện là những rừng hoa tam giác mạch bạt ngàn, như một bước chuyển mình của văn minh nhân loại. Ngoài hoa tam giác mạch người dân còn trồng hoa hồng, hoa lê, hoa đào. Sủng Là được mệnh danh là thung lũng nơi đá nở hoa. Đây còn là nơi lưu giữ nhà của Pao – ngôi nhà trong bộ phim “Chuyện của Pao” đạt giải thưởng liên hoan phim quốc tế.

  1. Dinh thự vua Mèo
    Nhà của vua Mèo tại thung lũng Sà Phìn

Nằm giữa thung lũng Sà Phìn, xây dựng trong 9 năm, tốn 15 vạn đồng bạc tương đương 150 tỷ đồng. Với tuổi đời gần 100 năm, dinh thự vua Mèo là nơi ở của Vương Chính Đức (1865-1947). Ông là người duy nhất được dân tộc Mông tôn sùng làm vua Mèo và cai quản huyện Đồng Văn ( Đồng Văn lúc bấy giờ bao gồm cả Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ).

  1. Núi đôi Cô Tiên
    Núi đôi Quản Bạ như đôi gò bồng căng mọng

Núi đôi cô tiên còn được gọi là núi đôi Quản Bạ. Đằng sau đôi núi tròn vành, căng mọng là cả một truyền thuyết. Người ta bảo nhau rằng đây là đôi bồng đào của một nàng tiên. Không biết nhờ đâu mà mẹ thiên lại tạo ra một tuyệt phẩm quyến rũ và hút mắt đến vậy. Đây là địa điểm check-in được các lữ khách rất ưa thích khi đến Hà Giang. Ở quanh núi đôi cô tiên, thời tiết vô cùng trong lành còn cây cối thì tốt tươi. Ghé qua Quản Bạ, không có lữ khách nào không dừng lại và chiêm ngưỡng vẻ đẹp yêu kiều ấy.

  1. Phố cổ Đồng Văn

Lưu giữ ở đây là những ngôi nhà tường trình đã từ nhiều đời nay của người dân thị trấn Đồng Văn. Chỉ khoảng 30 – 40 mái nhà đặt cạnh khu chợ Đồng Văn đã tạo nên một điểm tụ tập nhộn nhịp mang đến cảm giác ấm cũng và gần gũi cho du khách. Khu phố vừa mang nét kiến trúc của người Hoa khi họ từ phương Bắc du nhập nước ta, vừa mang hơi hướng của Pháp là những ngôi nhà bằng gạch thời kì Pháp đô hộ Việt Nam.

Nếu ghé qua phố cổ Đồng Văn vào cuối tuần các bạn cũng hãy chuẩn bị để hào hứng bởi những điệu nhạc và câu hò tiếng hát đầy tình tứ nhé, nơi đây sẽ trở nên sôi động khi những đôi trai gái tại chợ tình trao duyên cho nhau.

  1. Dốc Thẩm Mã

Dốc Thẩm Mã uốn lượn

Là cầu nối giữa thị trấn yên Minh và cao nguyên đá Đồng Văn, dốc Thẩm Mã uốn lượn quanh co và nằm giữa 2 ngọn núi đá cao sừng sững. Tương truyền rằng dốc Thẩm Mã là nơi người dân thẩm định sức khỏe của Ngựa: con nào thồ hàng đi hết đoạn dốc mà vẫn khỏe mạnh thì được giữ lại nuôi, con nào thở hổn hển không ra hơi thì đem về nấu thắng cố.

  1. Dốc Bắc Sum

Dốc Bắc Sum ở Hà Giang

Dốc Bắc Sum được ví như đèo Pha Đin (giữa Sơn Là và Điện Biên) – một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. cách thành phố Hà Giang 30km, dốc Bắc Sum vòng vèo uốn lượn qua những quả đồi sừng sững. Càng lên cao càng thấy choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của rừng núi nơi đây.

Từ hùng vĩ có lẽ chưa đủ để miêu tả vẻ đẹp ấy. Hào hùng hơn nữa khi trong thời kì Pháp thuộc, con dốc giúp bộ đội ta liên lạc bằng ngựa. Dọc theo con dốc có một loại đá mang tên rất đặc biệt: đá mồ côi. Những hòn đá lăn từ trên xuống làm thành vết thủng lỗ chỗ trên đường. Nếu qua đây bạn hãy chú ý quan sát, đặc biệt vào những ngày mưa.

  1. Dốc 9 khoanh
    Nằm ngay trước dốc Thẩm Mã và nối liền xã Phố Cáo với xã Sủng Là. Dốc 9 khoanh là một phần của dốc Bắc Sum. Người ta bảo rằng đôi trai gái nào cùng nhau qua dốc chín khoanh thì sẽ nên đôi vợ chồng. Truyền thuyết này ra đời bởi lẽ con dốc chín khoanh có những khúc cua vòng vòng rất khó đi, những tay lái dày dạn kinh nghiệm cũng phải tập trung cao độ mới chinh phục được nó. 9 khoanh dốc tượng chưng cho bao gian lao thử thách, đi hết thử thách sẽ đến được với nhau

10. Con đường chữ M trên dốc Bắc Sum

Trên đường từ Mèo Vạc đi Mậu Duệ về thành phố Hà Giang ta sẽ thấy được con đường chữ M. Con đường này thuộc dốc Bắc Sum. Quá trình mở đường vô tình tạo ra con đường chữ M với những khúc uốn mềm mại uyển chuyển. Ai qua đèo cũng thả hồn theo những đoạn dốc dài và khúc cua, hít một hơi thật sâu bầu không khí rất đỗi trong lành.

  1. Rừng thông Yên Minh

Rừng thông Yên Minh kì bí

Được ví như một góc Đà Lạt trên cao nguyên đá, rừng thông Yên Minh trải dài cả chục km. Những cây thông mọc cao vút mang lại một quang cảnh vừa hùng vĩ, vừa gai góc lại mang chút gì đó rất heo hút. Dọc đoạn đường đi là những thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại, những dãy núi nhấp nhô trải dài như bất tận và cả bóng những cây thông xanh in bóng trên đoạn đường quanh co nữa.

Nếu qua đây vào buổi xế chiều bạn sẽ phải trầm trồ với hoàng hôn đẹp “lộng lẫy” của ánh mặt trời le lói qua những dãy núi.

  1. Hang động Lùng Khúy

Hang động Lùng Khúy

Cách thị trấn Tam Sơn khoảng 2km, động Lùng Khúy là một tuyệt tác của thiên nhiên. Hang sâu và rộng với những khối nhũ đá nhiều hình thù kì bí. Hang động Lùng Khúy được tìm ra và đưa vào khai thác du lịch vào năm 2015. Vé vào cửa là 50.000 đồng một người. Để vào hang bạn phải đi bộ 1,2km nên để đảm cho chuyến hành trình bạn hãy sắp xếp thời gian hợp lý nhé!

  1. Ma Lé

Núi non hùng vĩ ở Ma Lé

Nằm trên con đường từ Dinh họ Vương đến cực bắc Lũng Cú là xã Ma Lé với núi non trùng điệp. Là một trong những nơi bạn có thể chiêm ngưỡng đã mắt nhất vẻ đẹp hùng vĩ củ cao nguyên đá. Đến đây rồi bạn hãy ghé thăm Nhà cổ dân tộc Giáy Ma Lé – ngôi nhà có tuổi đời hơn 200 năm để thấy được sự tài tình trong việc xây nhà của người dân tộc Giáy nhé.

  1. Mậu Duệ đi đường Thượng
    Là cung đường phóng được tầm mắt ra tận trời mây xa tít tắp, thấy được ruộng bậc thang uốn cong mềm mại, những ngôi nhà đơn xơ sát núi, và cả những ngọn núi đá lởm chởm ngay sát ven đường. Đoạn từ Mậu Duệ đi Đường Thượng mang vẻ đẹp tích hợp của nhiều quang cảnh hoang sơ

15.Cột mốc số 0 mới

Là một địa điểm check-in khá hay, cột mốc số 0 là điểm đánh dấu những bước chân đầu tiên của bạn khi du lịch Hà Giang. Nằm trên đường Nguyễn Trãi ở ngay thành phố Hà Giang, đó là điểm bắt đầu của những trải nghiệm hay ho thú vị trong cuộc hành trình khám phá cao nguyên đá. Thấy được sự hứng thú của du khách khi check-in ở đây, cột mốc số 0 mới bằng đá hoa cương được xây lên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *